Bảo dưỡng máy nén khí để máy hoạt động tốt và mang lại hiệu quả cao cho quá trình sử dụng.
Mục lục chính
Vì sao cần bảo dưỡng máy nén khí công nghiệp?
Sau một thời gian sử dụng thì các bộ phận, linh kiện, chi tiết máy nén khí sẽ dần bị mài mòn, hoen gỉ, lỏng lẻo…ảnh hưởng xấu tới hiệu suất làm việc và không đảm bảo an toàn cho người lao động sử dụng.
Ngoài ra, sau 1 thời gian sử dụng, máy cũng sẽ bị bám nhiều bụi bẩn cả ở vỏ ngoài và các chi tiết bên trong. Không làm sạch bụi bẩn thường xuyên có thể dẫn tới các sự cố: Tắc nghẽn lọc gió, tắc bộ lọc dầu,… ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng làm việc của thiết bị.
Cuối cùng, việc thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng máy sẽ giúp phát hiện lỗi, sớm có phương án khắc phục, tránh hư hỏng nặng hơn, tiết kiệm chi phí sửa chữa hay chi phí đầu tư thay thế linh kiện thay thế.
Chình vì vậy cần phải thực hiện bảo dưỡng máy nén khí thường xuyên để đảm bảo an toàn và máy đạt được hiệu suất làm việc tốt nhất.
Quy trình bảo dưỡng máy nén khí công nghiệp chuẩn cho từng dòng máy
Để đảm bảo tất cả các loại máy nén hoạt động hiệu quả và không bị rò rỉ, bắt buộc phải thực hiện bảo dưỡng định kỳ. Chẳng hạn như theo dõi và thay thế các phụ kiện máy nén khí:
- Kiểm tra rò rỉ dầu và khí
- Kiểm tra chênh lệch áp suất trong bộ lọc khí nén
- Xác định xem có nên thay dầu trong máy nén hay không
- Xác minh nhiệt độ hoạt động an toàn
- Xả nước ngưng tụ từ bể thu khí
Quy trình bảo dưỡng máy nén khí trục vít có dầu
Bảo dưỡng theo ngày
- Xem xét tình trạng rung lắc của máy, xem có tiếng ồn bất thường hay không
- Kiểm tra tình trạng của máy
- Thực hiện xả nước dưới đáy bình
Bảo dưỡng theo tuần
- Vệ sinh và làm sạch bộ lọc khí để hạn chế tình trạng bộ lọc khí bị tắc nghẹt, nóng máy.
- Vệ sinh vỏ ngoài của máy.
- Kiểm tra hoạt động van an toàn của máy
- Bảo dưỡng máy theo tháng
- Tiếp tục kiểm tra tình trạng dầu của máy
- Kiểm tra tình trạng rò rỉ của hệ thống khí trong máy.
- Kiểm tra các van xả và dây van nối xem có bị thủng hay dập vỡ, hoen rỉ rò rỉ khí nén không
- Với máy nén khí dây đai, nếu dây đai bị trùng nhão thì cần thực hiện thay dây nếu cần.
Bảo dưỡng theo quý
- Thực thực thay dầu định kỳ 3 tháng 1 lần.
- Kiểm tra các van của máy
- Kiểm tra tình trạng của bu lông, đai ốc, và thực hiện siết chặt lại … nếu thấy cần thiết.
- Kiểm tra chế độ chạy không tải của máy.
Quy trình bảo dưỡng máy nén khí trục vít không có dầu
Sau 50h chạy đầu tiên
Khi đã hoàn thành 50h chạy đầu tiên, tất cả các thông số quan trọng về điều kiện hoạt động của máy đọc được trên màn hình nên được kiểm tra lại và điều chỉnh nếu có sái sót.
Sau 3000h hoạt động
Tùy theo điều kiện vận hành, chẳng hạn như độ sạch tương đối của không khí hay chất lượng nước làm mát, có thể yêu cầu quãng thời gian ngắn hạn hơn
– Kiểm tra/ thay dầu và lọc dầu
– Kiểm tra/ thay lọc gió
– Kiểm tra/ thay lọc thở
– Kiểm tra/ vệ sinh lọc đường ống điều khiển
– Kiểm tra/ vệ sinh bộ xả nước
– Kiểm tra điều kiện của khớp nối và xiết lại các bu lông
– Đo và ghi lại dấu hiệu rung động trên máy nén, hộp số, và động cơ
– Bảo dưỡng tổng thể van hút thông thường được khuyến cáo
Sau 15000h hoạt động
– Kiểm tra hoạt động của tất cả các thiết bị an toàn
– Kiểm tra/ vệ sinh bộ trao đổi nhiệt
– Kiểm tra/ vệ sinh van xả áp
– Kiểm tra hoạt động của công tắc cân bằng/ cơ cấu van
– Kiểm tra/ vệ sinh van điều chỉnh nước
– Kiểm tra/ vệ sinh van một chiều
– Kiểm tra/ vệ sinh đường ống dẫn khí trung gian giữa hai cấp nén
– Kiểm tra điều kiện cách điện giữa thân máy và động cơ
– Kiểm tra/ vệ sinh lưới lọc và van một chiều trong đường hút của bơm dầu, và bên trong bình chứa dầu
Lưu ý: Tham khảo và đọc kỹ hướng dẫn an toàn trong tài liệu của nhà sản xuất trước khi thực hiện bất kỳ hoạt động bảo dưỡng nào trên máy nén khí.
Trên đây là một số thông tin về quy trình bảo dưỡng máy nén khí công nghiệp. Hi vọng, bài viết đã cung cấp được thêm nhiều kiến thức cho các bạn.